Đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

29/5/2020
Bệnh nam khoa

Tinh hoàn là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống các cơ quan sinh sản của nam giới bởi vừa sản xuất vừa nuôi dưỡng tinh trùng, giúp nam giới thực hiện quan hệ tình dục, giải quyết nhu cầu sinh lý của bản thân và duy trì nòi giống. Do đó, khi bị đau tinh hoàn bên trái, nhiều nam giới tỏ ra vô cùng lo lắng cho khả năng sinh sản cùng chức năng sinh lý của bản thân. Để giải đáp nguyên nhân biết đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu của bệnh gì, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Đau tinh hoàn bên trái là bị gì?

Đau tinh hoàn là tình trạng mà nam giới cảm thấy đau tức, khó chịu tại tinh hoàn kể cả khi đi, đứng, ngồi hay làm bất cứ một hoạt động gì khác khiến nam giới gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, nhiều nam giới cho biết bản thân bị đau tinh hoàn trái.

Đau tinh hoàn bên trái có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân mà nam giới gặp phải. Nếu do thủ dâm quá độ, mặc quần lót chật chội, va đập, chấn thương nhẹ, quan hệ tình dục thô bạo thì nam giới không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý chăm sóc “cậu nhỏ” cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh viêm nhiễm. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít còn đa phần các trường hợp bị đau tinh hoàn bên trái đều xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Những bệnh lý gây đau tinh hoàn bên trái

Đau tinh hoàn bên trái có thể do những căn bệnh điển hình sau:

1/ Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch bên trong tinh hoàn bị giãn xoắn bất thường khiến tinh hoàn bị chảy xệ, một bên to một bên nhỏ, thậm chí bản thân nam giới sờ vào gốc dương vật của mình còn thấy búi sợi ngoằn ngoèo. Bệnh tiến triển theo 3 cấp độ, trong đó cấp độ 1 thường không gây đau đớn gì. Nhưng khi chuyển sang cấp độ 2 hoặc 3, nam giới sẽ thấy đau và khó chịu ở tinh hoàn (nhất là khi đứng hoặc ngồi lâu), căng tức và nặng ở vùng bìu. Giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng lớn tới số lượng và chất lượng của tinh trùng, gia tăng tinh trùng yếu, tinh trùng chết… khiến nam giới có nguy cơ cao bị vô sinh hiếm muộn.

2/ Xoắn tinh hoàn

Nếu nam giới bị đau tinh hoàn trái, đau bụng, buồn nôn, nôn, thậm chí còn lẫn máu trong tinh dịch thì cần cẩn thận với căn bệnh xoắn tinh hoàn.

Bệnh vô cùng nguy hiểm cần được phát hiện sớm và cấp cứu kip thời nếu không muốn bị hoại tử tinh hoàn, phải cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn. Cụ thể, nếu xoắn tinh hoàn được can thiệp sau 6 giờ thì khả năng bảo vệ được tinh hoàn là khoảng 90%. Nếu xoắn tinh hoàn được can thiệp sau 12 giờ thì khả năng này chỉ còn 50%. Còn nếu xoắn tinh hoàn được can thiệp sau 24 giờ thì khả năng bảo vệ tinh hoàn chỉ còn 10%.

3/ Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là bệnh lý thường gặp ở nam giới độ tuổi 19-35 chủ yếu do biến chứng của quai bị. Ngoài ra, tinh hoàn của nam giới cũng rất dễ bị viêm nhiễm nếu thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn hay vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, đúng cách.

Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng cứng đau ở tinh hoàn, đau tăng khi đi tiểu, làm việc nặng, đứng lâu, ngồi lâu, khi quan hệ tình dục hay xuất tinh. Ngoài ra, nam giới mắc bệnh còn có thể bị tiểu buốt, tiểu rắt, lẫn máu trong nước tiểu, xuất tinh sớm…

Viêm tinh hoàn không chỉ khiến nam giới gặp nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là nguyên nhân khiến chức năng sinh lý của nam giới bị suy giảm đồng thời gia tăng nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh khác như viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh, viêm bàng quang hay viêm thận… ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh hiếm muộn.

4/ Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một trong những căn bệnh nam khoa nguy hiểm bậc nhất có gây đau tinh hoàn bên trái. Thường thì ung thư tinh hoàn không có biểu hiện gì nổi bật hay đặc trưng nhưng nếu thấy phần bìu to lên, đau âm ỉ tinh hoàn trái/ phải hoặc cả hai bên, đau vùng bìu, vùng bụng dưới hay nổi hạch bẹn… thì nam giới cần chủ động thăm khám ngay để có hướng điều trị tốt nhất. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng khả năng chữa khỏi khá cao.

Ngoài 4 căn bệnh trên thì đau tinh hoàn bên trái còn có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh khác. Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân đồng thời có những lời khuyên tốt nhất, bạn nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa uy tín. Một trong những bác sĩ mà bạn có thể tin tưởng tìm đến đó là Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Văn Hốt tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).

Sau khi tốt nghiệp chuyên khoa Nam học - Ngoại tiết niệu, Ung bướu, bác sĩ Hốt đã có thời gian công tác và làm việc tại nước ngoài rồi về nước giữ chức vụ trưởng khoa tại bệnh viện K Trung Ương. Từng đạt danh hiệu “thầy thuốc ưu tú” vô cùng cao quý cùng nhiều thành tựu khác trong sự nghiệp, tích lũy hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng sinh dục – tiết niệu cho nam giới.

Để được tư vấn miễn phí về tình trạng sức khỏe của bản thân, biết đau tinh hoàn bên trái là bị gì hoặc đặt hẹn trước với bác sĩ Hốt, bạn có thể nhấp chuột tại đây hoặc gọi tới đường dây nóng: 0836.633.399 - 02438.255.599 bất cứ lúc nào!!!

KHUYỄN MÃI TRI ÂN ĐỒNG GIÁ

Gói khám nam khoa ( yếu sinh lý, xuất tinh sớm, bệnh bao quy đầu) chỉ 500k

Bác sĩ Lê Văn Hốt

Trình độ học vấn

  • Tốt nghiệp bác sĩ nội trú tại Học Viện Quân Y hệ chính quy
  • Công tác tại khoa ngoại chung Viên quân y 103
  • Giáo viên bộ môn ngoại chung ( ngoại tiết niệu )
  • Tốt nghiệp chuyên khoa Cấp II Ngoại tiết niệu Đại học Y Hà Nội

Sở trường chuyên môn

  • Chuyên điều trị các bệnh nam khoa như: Xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương…
  • Khám, tư vấn và điều trị các bệnh về bao quy đầu, các bệnh về tiền liệt tuyến, bệnh lý tinh hoàn, bệnh lý hệ tiết niệu…
  • Thực hiện các tiểu phẫu thuật tạo hình bao quy đầu, dây hãm,..
  • Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục,…
  • Điều trị vô sinh- hiếm muộn ở nam giới.
  • Tư vấn điều trị dự phòng ung thư…

Bài viết liên quan

ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI - CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI CHO BẠN!

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form